Lịch sử Google Workspace

  • Ngày 10 tháng 2 năm 2006 - Google ra mắt bản thử nghiệm Gmail cho Tên Miền Của Bạn tại trường San Jose City College, lưu trữ các tài khoản Gmail với địa chỉ tên miền SJCC và các công cụ quản trị cho quản lý tài khoản.[6]
  • Ngày 28 tháng 8 năm 2006 - Google giới thiệu Google Apps cho Tên Miền của Bạn, một bộ ứng dụng dành cho các tổ chức, doanh nghiệp. Bộ sản phẩm beta miễn phí bao gồm Gmail, Google Talk, Google Calendar, và ứng dụng Google Page Creator hiện đã được thay thế bằng Google Sites. Dave Girouard, khi đó là phó chủ tịch kiêm tổng giám đốc cho mảng doanh nghiệp của Google, đã tóm lược những lợi ích của sản phẩm này cho các khách hàng doanh nghiệp như sau: "Các tổ chức có thể phó thác cho Google, là chuyên gia trong việc cung cấp các dịch vụ chất lượng cao email, nhắn tin, và các dịch vụ mạng khác trong khi họ tập trung vào các nhu cầu của người sử dụng và công việc kinh doanh hàng ngày của mình."[7]
  • Ngày 10 tháng 10 năm 2006 - Một phiên bản cho trường học được công bố, được biết đến như Google Apps cho Giáo dục.[8]
  • Ngày 22 tháng 2 năm 2007 - Google giới thiệu Google Apps Premier Edition, một phiên bản khác so với bản miễn phí ở chỗ cung cấp thêm dung lượng lưu trữ (10GB cho mỗi tài khoản), APIs cho tích hợp doanh nghiệp, và thỏa thuận mức dịch vụ 99,9% thời gian vận hành không ngắt. Mức phí là $50 một năm cho mỗi tài khoản người dùng. Theo Google, các công ty tiên phong trong việc áp dụng Google Apps Premier Edition bao gồm Procter & Gamble, San Francisco Bay Pediatrics, và Salesforce.com.[9]
  • Ngày 25 tháng 6 năm 2007 - Google cộng thêm một số tính năng cho Google Apps bao gồm chuyển đổi email, cho phép khách hàng chuyển các dữ liệu email hiện hữu từ máy chủ IMAP.[10] Một bài báo trên ZDNet đã lưu ý rằng Google Apps hiện cung cấp một công cụ cho phép chuyển đổi từ các dịch vụ phổ biến Exchange Server và Lotus Notes, định vị Google như một giải pháp thay thế cho MicrosoftIBM.[11]
  • Ngày 3 tháng 10 năm 2007 - Một tháng sau khi mua Postini, Google loan báo cộng thêm các tùy chọn tuân thủ và bảo mật email cho Google Apps Premier Edition. Khách hàng giờ có thêm khả năng cấu hình bộ lọc tốt hơn cho thư rácvirus, bổ sung các chính sách duy trì, phục hồi các thư đã xóa, và cấp quyền truy cập quản trị đối với tất cả các email.[12]
  • Ngày 26 tháng 2 năm 2008 - Google giới thiệu Google Sites, một công cụ mới và đơn giản của Google Apps dùng tạo mạng nội bộ và các trang web cộng tác.[13]
  • Ngày 9 tháng 6 năm 2010 - Google tung ra Google Apps Sync cho Microsoft Outlook, một trình ghép cho phép khách hàng đồng bộ hóa dữ liệu email, lịch và dữ liệu liên lạc của họ giữa Outlook và Google Apps.[14]
  • Ngày 7 tháng 7 năm 2010 - Google thông báo các dịch vụ bao gồm Google Apps - Gmail, Google Calendar, Google Docs, và Google Talk - không còn ở dạng beta nữa.[15]
  • Ngày 9 tháng 3 năm 2010 - Google khai trương Google Apps Marketplace, một cửa hàng trực tuyến cho các ứng dụng kinh doanh tích hợp với Google Apps của bên thứ ba, tạo sự dễ dàng hơn cho người sử dụng và phần mềm kinh doanh trên đám mây. Các nhà cung cấp cùng tham gia bao gồm Intuit, Appirio, và Atlassian.[16]
  • Ngày 26 tháng 7 năm 2010 - Google giới thiệu Google Apps cho Chính phủ, một phiên bản Google Apps được thiết kế để đáp ứng cho các nhu cầu bảo mật và chính sách đặc thù trong quản lý công. Google Apps cũng được công nhận là bộ ứng dụng điện toán đám mây đầu tiên giành được chứng nhận và công nhận của Đạo Luật Quản lý Bảo Mật Thông tin Liên Bang (FISMA).[17]
  • Ngày 26 tháng 4 năm 2011 - Gần 5 năm sau khi ra mắt Google Apps, Google công bố việc các tổ chức có trên 10 người sử dụng sẽ không còn được hưởng quyền dùng phiên bản miễn phí của Google Apps nữa. Thay vào đó họ sẽ phải đăng ký dùng phiên bản trả tiền, hiện được gọi là Google Apps for Business. Một gói tính phí linh hoạt cũng được đưa ra, cung cấp cho khách hàng tùy chọn thanh toán $5 mỗi người dùng mỗi tháng không có cam kết hợp đồng.[18]
  • Ngày 28 tháng 3 năm 2012 - Google tung ra Google Apps Vault, một dịch vụ Khám phá Điện Tử tùy chọn và lưu trữ cho Google Apps cho các khách hàng doanh nghiệp.[19]
  • Ngày 24 tháng 4 năm 2012 - Google giới thiệu Google Drive, một nền tảng cho lưu trữ và chia sẻ các tập tin. Mỗi người dùng Google Apps for Business được cung cấp 5GB dung lượng lưu trữ, với tùy chọn có thể mua thêm.[20] Các nhà quan sát nhận thấy rằng Google hiện đã bước vào thị trường lưu trữ đám mây, cạnh tranh với các nhà cung cấp như DropboxBox.[21]
  • Ngày 6 tháng 12 năm 2012 - Google thông báo việc phiên bản miễn phí của Google Apps sẽ không còn khả dụng cho các khách hàng mới nữa.[22]
  • Ngày 13 tháng 5 năm 2014 - Google tăng thêm dung lượng lưu trữ trên ổ Drive cho các khách hàng của Google Apps. Google đã kết hợp dung lượng 25GB trên Gmail và 5GB trên Drive, tăng lên thành 30GB tổng cộng cho mỗi người dùng để sử có thể dụng cho tất cả các sản phẩm Apps kể cả Gmail và Google Drive.[23]
  • Ngày 10 tháng 3 năm 2014 - Google tung ra Chương Trình Giới thiệu Google Apps, thưởng cho những người tham dự $15 trên mỗi người dùng Google Apps mới mà họ giới thiệu.[24]
  • Ngày 25 tháng 6 năm 2014 - Google công bố Drive for Work, một sản phẩm Google Apps mới cung cấp các tính năng lưu trữ tập tin không giới hạn, lập báo cáo kiểm toán tiên tiến và các kiểm soát bảo mật mới với giá $10 mỗi người dùng mỗi tháng.[25]
  • Ngày 2 tháng 9 năm 2014 - Google Enterprise, bộ phận sản phẩm doanh nghiệp của công ty, đã chính thức được đổi tên thành Google for Work. "Chúng tôi chưa bao giờ có ý định tạo ra một sản phẩm ‘doanh nghiệp’ truyền thống, chúng tôi muốn tạo ra một cách mới để thực hiện công việc", Eric Schmidt, chủ tịch điều hành của Google giải thích. "Vì vậy, đã đến lúc cho chúng tôi đổi tên để bắt kịp với hoài bão của mình." Để phản ánh sự thay đổi lớn này, Google Apps for Business được đổi tên thành Google Apps for Work.[26]
  • Ngày 14 tháng 11 năm 2014 - Trong phiên bản miễn phí của Google Apps, các tên miền thứ cấp không được hỗ trợ. Phiên bản miễn phí của Google Apps hỗ trợ bí danh tên miền.[27]
  • Ngày 29 tháng 9 năm 2016 - Google thông báo thay đổi nhận diện thương hiệu Google Apps thành G Suite.
  • Ngày 25 tháng 10 năm 2016 - Google cho ra mắt sản phẩm phần cứng đầu tiên của G Suite là Jamboard, một bảng trắng rộng 55 inch có thể kết nối với máy chủ đám mây.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Google Workspace http://googleappsupdates.blogspot.com/2014/06/intr... http://googleappsupdates.blogspot.com/2014/12/cust... http://googleblog.blogspot.com/2006/02/big-mail-on... http://googleblog.blogspot.com/2006/04/its-about-t... http://googleblog.blogspot.com/2008/05/google-site... http://googleblog.blogspot.com/2009/07/google-apps... http://googleblog.blogspot.com/2010/03/open-for-bu... http://googleblog.blogspot.com/2010/07/introducing... http://googleblog.blogspot.com/2011/06/introducing... http://googleblog.blogspot.com/2012/04/introducing...